
Canh mua khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều trong vùng 0.6420-0.6400 với mục tiêu 0.6591-0.6656.
2022-12-29 • Cập nhật
Nền kinh tế Mỹ đã được ghi nhận thêm khoảng nửa triệu việc làm trong tháng Ba, trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp chỉ đạt ở mức 3.6%. Chỉ số Dow Jones hiện đang dao động ở gần mức cao nhất trong lịch sử. Các hộ gia đình đã tiết kiệm được 2.5 nghìn tỷ đô trong thời kỳ đại dịch và đây là lúc họ chi tiêu để hỗ trợ cho nền kinh tế. Bất chấp những tin tức tích cực này, nhiều dự đoán về một cuộc suy thoái tại Phố Wall vẫn được đưa ra. Phía quan chức của Deutsche Bank, Goldman Sachs và Fed đều dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào giai đoạn suy thoái trong vòng hai năm tới.
1. Lịch sử lặp lại
Các điều kiện kinh tế hiện tại có nhiều điểm tương đồng với thời kỳ tiền suy thoái kinh tế trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong 75 năm qua, bất cứ khi nào lạm phát vượt quá mức 4% và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới ngưỡng 5%, nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với thời kỳ suy thoái trong hai năm. Hiện nay, lạm phát của Mỹ đang tiến gần tới mốc 8% và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 3.6% vào tháng Ba.
2. Sự đảo chiều của đường cong lợi suất
Các vấn đề như giá hàng hóa tăng vọt, quyết định tăng lãi suất của Fed và cuộc chiến tại Ukraine đã đẩy đường cong lợi suất đi ngang trong những tuần qua. Khi đường cong lợi suất đảo chiều, những lo ngại về vấn đề suy thoái sẽ gia tăng. Sự đảo chiều xảy ra khi Lợi Tức Kho Bạc kỳ hạn 2 năm đạt cao hơn lợi mức lợi tức kỳ hạn 10 năm. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư không còn tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh tế trong dài hạn và có xu hướng giao dịch ngắn hạn vì họ tin rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại.
Đường cong đảo chiều đã dự đoán chính xác mọi cuộc suy thoái kể từ năm 1955, chỉ với một trường hợp ngoại lệ. Suy thoái xảy ra sau khi đường cong lợi suất đảo chiều trong khoảng thời gian 6-24 tháng, đó là lý do vì sao chúng ta đưa ra dự đoán suy thoái vào năm 2023.
3. Lạm phát tăng cao sẽ ăn mòn các khoản tiết kiệm
Việc lạm phát tăng cao sẽ buộc người tiêu dùng phải giảm chi tiêu và đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Do giá cả tăng cao, lạm phát sẽ "ăn mòn" các khoản tiết kiệm của hộ gia đình và chi tiêu người tiêu dùng. Điều này buộc họ phải chi tiêu ít đi dẫn đến tình trạng giảm cầu và tăng trưởng suy yếu. IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống còn 3.7% trong năm nay.
4. Quá chặt, quá nhanh
Ngay từ đầu, Cục Dự trữ Liên bang đã phủ nhận mối đe dọa lạm phát và đưa ra những phản ứng quá chậm, điều này dẫn đến rủi ro hiện tại của nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung trước tình trạng suy thoái trong trường hợp một chu kỳ thắt chặt được đưa ra.
Trên thực tế, sự chuyển đổi nhanh chóng từ siêu nới lỏng, bơm tiền rẻ, phớt lờ rủi ro lạm phát sang thúc đẩy thắt chặt, tăng lãi suất và rút thanh khoản khỏi thị trường sẽ gây ra một cú sốc mạnh mẽ cho nền kinh tế Mỹ. Fed sẽ nỗ lực hết sức để chống lại mức lạm phát đỉnh điểm trong vòng 40 năm, vốn phục hồi mong manh từ cuộc suy thoái COVID-19 hai năm trước.
5. Cầu vượt cung và tăng trưởng chậm
Chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao và nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa, nhà cửa và ô tô đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, việc lạm phát tăng nhanh, giá dầu tăng cao và sự bất ổn toàn cầu đã làm gia tăng các vấn đề về chuỗi cung ứng vốn đã bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Điều đó đã thúc đẩy sự chênh lệch giữa cung và cầu, dẫn đến việc giá cả ngày càng tăng cao.
Fed đã bắt đầu một loạt các đợt tăng lãi suất từ tháng Ba năm ngoái để kiềm chế lạm phát và làm chậm chi tiêu của người tiêu dùng. Dự kiến lãi suất sẽ tiếp tục được đẩy tăng qua sáu cuộc họp còn lại trong năm 2022 để giảm bớt chi tiêu tại Mỹ và đáp ứng nguồn cung. Vì vậy, quá trình tăng trưởng chậm hơn một chút có thể hữu ích trong việc giảm lạm phát, nhưng một tiến trình quá chậm có thể đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Nếu thực sự xuất hiện một cuộc suy thoái ở Mỹ trong năm nay hoặc năm tới, rất có thể điều này được xuất phát từ những nỗ lực mạnh mẽ của Fed trong việc chống lạm phát.
Mỹ có thể tránh được một cuộc suy thoái, nhưng hành trình này sẽ không suôn sẻ và dễ dàng. Fed cần giảm lạm phát bên cạnh việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng kinh tế ổn định. Liệu ngân hàng trung ương Mỹ có thể làm được điều đó?
Canh mua khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều trong vùng 0.6420-0.6400 với mục tiêu 0.6591-0.6656.
Bước sóng 3 đang trong quá trình được hình thành mục tiêu thử nghiệm vùng 1.1030
Cặp ngoại tệ EURUSD đang trong xu hướng giảm điều chỉnh chưa có bất kỳ tín hiệu nào đảo chiều.
Bước sóng 4 điều chỉnh đủ điều kiện kết thúc tại mức 1.3503, bước sóng 5 dự báo đang trong quá trình được hình thành với mục tiêu thử nghiệm vùng 1.4040.
Thống đốc Fed Jefferson phát biểu: Fed cam kết giảm lạm phát và sẽ làm như vậy
Bước sóng C đang trong quá trình được hình thành dự báo di chuyển với cấu trúc năm sóng mục tiêu thử nghiệm vùng 3881.
FBS duy trì hồ sơ dữ liệu của bạn để chạy trang web này. Khi nhấn nút "Chấp nhận", bạn đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Yêu cầu của bạn đã được nhận
Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn
Yêu cầu gọi lại tiếp theo cho số điện thoại này
cần đợi trong
Nếu bạn gặp một vấn đề khẩn cấp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Mục Chat trực tuyến
Lỗi hệ thống. Hãy thử lại sau
Đừng lãng phí thời gian của bạn – theo dõi mức độ ảnh hưởng của NFP đến đồng đô la và lợi nhuận!
Cuốn sách Forex dành cho người mới sẽ hướng dẫn bạn vượt qua thế giới giao dịch.
Chúng tôi vừa gửi một thư kèm đường link đặc biệt đến email của bạn.
Hãy nhấn vào link này để xác nhận địa chỉ và nhận quyển hướng dẫn Forex cho người mới miễn phí.